Khái niệm:
- Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
- Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết.
Phân biệt:
Tiêu chí |
Tội giết người |
Tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng |
Cơ sở pháp lý |
Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 |
Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 |
Chủ thể |
Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên |
Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên |
Khách thể |
Quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người, đối tượng tác động của tội phạm là con người |
Đối tượng tác động là xử sự cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng |
Mặt chủ quan |
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp: - Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. - Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. |
Lỗi cố ý gián tiếp |
Mặt khách quan |
- Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác. Thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống. - Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau: + Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác. + Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp (ví dụ:bác sĩ lợi dụng việc điều trị cho bệnh nhân để giết họ) - Hậu quả Hậu quả nạn nhân chết không phải là dấu hiệu bắt buộc |
- Có hành vi không cứu giúp người khác khi thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm. - Tội phạm thực hiện bằng hành vi không hành động, người phạm tội biết người khác đang trong tình trang nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu giúp ngay thì hậu quả chết người có thể xảy ra. - Cách thức mà chủ thể biết được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân có thể do nhìn thấy nghe thấy hay cảm nhận được tín hiệu về tình trạng nguy hiểm đối với nạn nhân hoặc biết được nguồn đó từ một nguồn khác (Nghe người khác nói) - Dấu hiệu bắt buộc: phải gắn liền với việc người đó có điều kiện cứu giúp nạn nhân. Tức là, chủ thể có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân và việc thực hiện hành vi này không gây nguy hiểm cho chủ thể. - Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc |
Hình phạt |
1. Khung hình phạt cơ bảnPhạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 2. Khung hình phạt tăng nặngPhạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với các dấu hiệu định khung hình phạt sau đây: - Giết 02 người trở lên. - Giết phụ nữ mà biết là có thai - Giết người dưới 16 tuổi. - Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân - Giết ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo cô giáo của mình. - Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng - Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác - Để lấy bộ phận trên cơ thể nạn nhân. - Thực hiên tội phạm một cách man rợ - Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp - Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người. - Thuê giết người hoặc giết người thuê. - Có tính chất côn đồ - Có tổ chức - Tái phạm nguy hiểm - Vì động cơ đê hèn 3. Hình phạt khác Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm. 4. Hình phạt cho chuẩn bị phạm tộiBị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. |
1. Khung hình phạt cơ bảnPhạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Khung hình phạt tăng nặngPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: - Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; - Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. - Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 3. Hình phạt khác Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 |
Ví dụ | Anh A vì thù hằn cá nhân và có mâu thuẫn với mẹ mình- bà B về đất cát, anh A đã đến nhà mẹ ruột của mình tẩm xăng đốt mẹ. Kết quả bà B chết do bỏng nặng => Anh A bị truy tố về Tội giết người với tình tiest tăng nặng là giết bố, mẹ, người nuôi dưỡng, sinh thành. |
VD1: Cháu B bị đuối nước, đang kêu cứu. Anh A là một người đã tập luyện môn bơi lội nhiều năm đang ở ngay gần đó. Vì sợ sẽ bị đuối nước theo, anh A bèn ngó lơ, không cứu giúp. Kết quả cháu B bị chết do đuối nước => Anh A bị truy tố về Tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguye hiểm đến tính mạng. VD2: Trên đường tham gia giao thông sau cuộc nhậu đêm, anh A và anh B đang lái xe về nhà. Vì đường khá vắng nên anh A đi với tốc độ khá nhanh, đang đi không may vấp vào viên gạch trên đường. Anh A bị thương nặng bất tỉnh, Anh B vẫn còn tỉnh táo. Ngay lúc đó, có một chiếc taxi đang chuẩn bị đi qua. Anh B gọi taxi đưa anh A đến bệnh viện nhưng ông C- tài xế taxi không đồng ý cứu giúp, vì sợ liên lụy nên ông nói dối đã có khách đặt trước đang trên đường đi đón. Kết quả anh A chết vì không được cứu chữa kịp thời. => Ông C bị truy tố về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng * Những trường hợp khác : - Ông C không cứu giúp và Anh A may mắn vẫn sống => Ông C sẽ không bị truy cứu trách nhiệm về Tội này - Ông C cứu giúp nhưng Anh A không may không qua khỏi => Ông C sẽ không bị truy cứu trách nhiệm về Tội này |
Tác giả: Biên tập
Nguồn tin: Tổng hợp:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh
Văn phòng TT Vân Đình