Mid-page advertisement

Mẹ giết con do trầm cảm sau sinh có phạm tội không?

Thứ năm - 15/12/2022 02:48
Mẹ giết con do trầm cảm sau sinh có phạm tội không? (Ảnh minh họa)
Mẹ giết con do trầm cảm sau sinh có phạm tội không? (Ảnh minh họa)

Trầm cảm là tình trạng thường gặp với người mẹ sau khi sinh con. Vậy việc mẹ giết con do trầm cảm sau sinh có phạm tội không?


Mục lục bài viếtMục lục bài viết

 

Tùy vào mức độ trầm cảm của người mẹ, độ tuổi của người con và nhiều yếu tố khác mà hành vi giết con do trầm cảm sau sinh sẽ bị xử lý như sau:

1. Mẹ giết con do trầm cảm sau sinh có thể không bị xử lý hình sự

Theo Điều 21 Bộ luật Hình sự thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu người mẹ bị trầm cảm đến mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì người mẹ có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Mẹ giết con do trầm cảm sau sinh có thể bị truy cứu tội giết con mới đẻ

Theo Điều 124 Bộ luật Hình sự trường hợp mẹ giết con do trầm cảm sau sinh có thể bị truy cứu TNHS về tội giết con mới đẻ khi có đầy đủ các dấu hiệu sau:

- Người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mình.

- Nạn nhân phải là con của chính người mẹ sinh ra trong 07 ngày tuổi.

Như vậy, nếu đáp ứng đủ các dấu hiệu trên thì mẹ giết con do trầm cảm sau sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ với mức hình phạt cao nhất là 03 năm tù.

3. Mẹ giết con do trầm cảm sau sinh có thể bị truy cứu tội giết người

Nếu không đáp ứng đủ một trong các dấu hiệu của tội giết con mới đẻ thì người mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là giết người dưới 16 tuổi. Mức hình phạt cao nhất của tội giết người là tử hình.

Tuy nhiên, người mẹ có thể được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: “Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” theo điểm q khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

4. Cần phân biệt hành vi "Giết" và "Vứt bỏ con mới đẻ" trong Điều 124- BLHS 2015:

* Hành vi: để con ở những nơi đông người,có khả năng được cứu sống cao
VD: nhà thờ, bệnh viện, chợ, ....
=> Truy cứu tội Vứt bỏ con mới đẻ (Đ124)

* Hành vi: Để con lại ở bìa rừng, trên cây., ngoài ruộng, đồng không mông quạnh ( những nơi có khả năng sống thấp)
=> Truy cứu tội Giết con mới đẻ (Đ124)

Trên thực tế, 2 trường hợp trên cấu thành tội phạm là khác nhau
Ví dụ,
Tội vứt bỏ con mới đẻ trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt đòi hỏi phải có hậu quả là đứa tẻ chết mới cấu thành tội phạm. ( vì đứa bé vẫn có khả năng được cứu sống)

Tước bỏ quyền sống của đứa trẻ d
o người phạm tội đẻ ra trong 07 ngày tuổi do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt - đứa trẻ chết hay không chết đều vẫn cấu thành tội phạm và xử lí hình sự.( vì đứa con chắc chắn sẽ chết)
 

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay710
  • Tháng hiện tại27,155
  • Tổng lượt truy cập906,800

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây