Mid-page advertisement

Hành vi bạo lực học đường có thể bị xử lý hình sự hay không ?

Thứ ba - 13/12/2022 23:23
Hành vi bạo lực học đường có thể bị xử lý hình sự hay không ?
Hành vi bạo lực học đường có thể bị xử lý hình sự hay không ?
Hiện nay bạo lực học đường diễn ra phổ biến ở hầu hết các trường học, với sự tham gia của rất nhiều học sinh từ mọi lứa tuổi, các em vẫn chưa ý thức được hậu quả của hành vi này cũng như những hình thức trách nhiệm pháp lý mà mình phải gánh chịu. Bài viết phân tích cụ thể:
 

Vấn đề bạo hành học đường là một vấn đề đang rất nhức nhối đối với xã hội hiện nay. Đáng buồn nhất là hành vi này đang tồn tại trong mọi ngóc ngách của từng phòng học. Có thể hiểu, bạo hành học đường là các hành vi gây ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thể xác cũng như tinh thần của một học sinh. Đó có thể là đánh đập, chửi bới, lăng mạ, quấy rối... Đây là một hành động đáng được lên án và cần được bài trừ khỏi xã hội. Hơn hết, bạo lực học đường xuất hiện ở nhóm đối tượng học sinh, sinh viên ngay trong khuôn viên nhà trường lớp học. Một hành vi vô cùng bồng bột của tuổi trẻ mà có thể sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được.

Với giai đoạn hiện nay, tình trạng bạo hành học đường vẫn còn đang có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp trong môi trường học tập trên khắp thế giới. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ), bạo hành học đường là một phần trong vấn đề bạo lực giới trẻ, xoay quanh các nhóm đối tượng từ 6 đến 24 tuổi. Với vấn đề này thì bạo hành học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Các hành vi bạo lực có thể là bạo lực về thể chất (đánh đập, x

ô đẩy…), bạo lực về lời nói (đe dọa, vu khống) và bạo lực về tinh thần (tẩy chay, xa lánh, nói xấu…)

Vì vậy, có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó.

 

2. Phân loại hành vi bạo lực học đường

Bạo hành học đường cũng tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau tùy vào nhiều nhóm đối tượng học sinh khác nhau. Bao gồm:

- Bạo lực về thể chất: Đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, trấn lột, đổ đồ ăn lên người…

- Bạo lực bằng lời nói: Xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, bắt người khác làm theo ý mình.

- Bạo lực xã hội: Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay thậm chí là trên mạng xã hội.

- Bạo lực điện tử: Uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội.

Những trẻ có hành vi bạo lực học đường như đi gây hấn và bắt nạt người khác có thể là người đã từng hoặc vẫn đang bị tấn công hay bắt nạt bởi các nhóm khác. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi này chính là: sau khi bị bắt nạt, trẻ nghĩ rằng bắt nạt là cách thức để thể hiện sức mạnh của mình, đồng thời, trẻ cũng có thể sử dụng hành vi bắt nạt như cách thức che dấu nỗi lo sợ là kẻ yếu thế của mình.

 

3. Nguyên nhân của hiện tượng bạo lực học đường

 Nguyên nhân của hiện tượng bạo lực học đường có thể là:

- Do ảnh hưởng của môi trường, bạo lực có ở khắp nơi, ở gia đình, trường học và ngoài xã hội; các em chỉ "bắt chước” những gì mà các em trông thấy và nghe thấy hằng ngày…

- Một số trẻ muốn khẳng định bản thân mình trước người khác bằng cách trở thành thủ lĩnh nhóm gây hấn và bắt nạt. Vì trẻ cho rằng khi làm thủ lĩnh rồi thì sẽ không ai có thể bắt nạt và làm tổn thương trẻ được.

- Một số trẻ có nhiều năng lượng trong người nhưng khả năng kiểm soát bản thân kém nên dù biết đánh nhau là không tốt nhưng lại không kiểm soát được hành vi gây hấn của mình.

- Những trẻ đi gây hấn và bắt nạt người khác có thể là người đã từng hoặc vẫn đang bị tấn công hay bắt nạt bởi các nhóm khác. Sau khi bị bắt nạt, trẻ học được rằng bắt nạt là cách thức để thể hiện sức mạnh của mình, đồng thời, trẻ cũng có thể sử dụng hành vi bắt nạt như cách thức che dấu nỗi lo sợ là kẻ yếu thế của mình.

- Ngoài ra, trẻ có thể dùng bạo lực như một hình thức chống đối lại các luật lệ xã hội.

 

4. Xử lý hành vi bạo lực học đường: 

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999 (văn bản mới nhất: bộ luật hình sự năm 2015) thì:

“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. 

Hành vi này có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật này:
"Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;  
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;”
Ngoài ra, cũng có thể thuộc tội làm nhục người khác:
"Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Điều 121).
Theo Điều 8 Bộ luật này, đây đều là tội phạm ít nghiêm trọng nên những bạn học sinh này không thuộc đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 12 kể trên. Không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với những em này được.
Tuy nhiên, những em này có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính:
 "Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý” (Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012) với hình thức Cảnh cáo "Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện” (Điều 22 Luật này).

 

5. Bồi thường thiệt hại dân sự

Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Việc đánh đập này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của con chị nên chúng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm. Thiệt hại được xác định như sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, chúng còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần như:  
"Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình” (Điều 586 Bộ luật dân sự 2015).

 

6. Tình trạng bạo lực học đường trên thế giới

Bạo hành học đường không chỉ tập trung vào một chỗ nào đó nhất định, mà nó trải đều trên khắp thế giới. Theo ước tính của WHO thì mỗi ngày đều có khoảng 565 đứa trẻ hay các thanh thiếu niên tự sát vì không chịu nổi cảnh bị bạo hành học đường này. Cùng với đó là các vụ chấn thương mà nhập viện mỗi ngày với lý do trên.

Châu Á cũng là nơi xuất hiện rất nhiều vấn nạn bạo hành học đường. Đặc biệt các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...Trong đó cũng có cả Việt Nam.

Quả thực, đây là một con số đáng báo động liên quan trực tiếp đến quyền con người. Qua đó, có thể thấy, vấn nạn trên đang có những diễn biến phức tạp, trở thành một vấn nạn lớn trong tương lai nếu không có những biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. 

 

7. Tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam

Tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam cũng đang rất phổ biến và diễn biến vô cùng phức tạp. Nó đang là vấn đề rất nghiêm trọng. Mỗi ngày đều có những vụ ẩu đả, đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học hay những bài đăng chửi bới xúc phạm và uy hiếp nhau trên mạng xã hội...

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau chỉ trong một năm học. Đây là một con số đáng báo động và cần được chú ý quan tâm. Cũng với một số thống kê khác ước tính rằng ở Việt Nam cứ khoảng 5.200 học sinh thì sẽ có một vụ đánh nhau và cứ 11.000 học sinh thì có một học sinh bị đình chỉ học tập vì lý do đánh nhau. Qua đó, ta có thể thấy rằng, tình trạng trên đang là vấn đề vô cùng nhức nhối nhức nhối và có mức độ gia tăng mỗi ngày, hậu quả của nó ngày càng không thể đoán trước được điều gì.

Theo số liệu của Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm thì từ 2013 - 2015, có hơn 75% là học sinh, sinh viên bị xử lý hình sự. Nghiêm trọng hơn nữa đó là tình trạng đối tượng phạm tội đang ngày càng được trẻ hóa, mức độ phạm tội cũng nghiêm trọng và hành vi bạo lực cũng được đa dạng hóa hơn. Hơn hết, có thể thấy rằng những vụ ẩu đả, cướp giật tài sản, quấy rối, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều hơn.

Đáng buồn hơn đó là còn có trường hợp bị nhà trường hay bản thân học sinh giấu đi nhằm giữ thanh danh và thể diện cho nhà trường. Mặc dù vậy, bạo hành học đường không chỉ được thể hiện ở ẩu đả, đánh nhau, mà nó cũng bao gồm cả sự bạo hành về mặt tinh thần. Một số học sinh còn bị tấn công về mặt tinh thần, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các em.


Liên hệ ngay với Văn phòng Luật sư Hanel để nhận được mọi giải đáp .
Trân trọng cảm ơn!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Văn phòng Luật sư Hanel

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay883
  • Tháng hiện tại13,105
  • Tổng lượt truy cập788,585

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây