Mid-page advertisement

Rửa tiền là gì? Tội rửa tiền bị xử lý như thế nào?

Thứ năm - 15/12/2022 02:18
Rửa tiền là gì? Tội rửa tiền bị xử lý như thế nào?
Rửa tiền là gì? Tội rửa tiền bị xử lý như thế nào?

Rửa tiền là gì và Tội rửa tiền bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HANEL sẽ làm rõ các nội dung liên quan đến hoạt động rửa tiền.


 MỤC LỤC BÀI VIẾT 
Hiển thị thêm

 

1. Rửa tiền là gì? Các hành vi được quy định là rửa tiền

1.1 Thế nào là rửa tiền?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Trong đó, "tài sản" được nhắc đến ở đây bao gồm:

- Vật, tiền, giấy tờ có giá;

- Các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Tài sản có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.

1.2 Các hành vi được quy định là rửa tiền

Các hành vi được quy định là rửa tiền gồm:

- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

- Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

- Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

- Thực hiện một trong các hành vi trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

- Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

2. Có những hình thức rửa tiền nào?

Ngoài hiểu rửa tiền là gì, việc tìm hiểu về các hình thức rửa tiền cũng rất được quan tâm. Hiện nay hành vi rửa tiền được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có những hình thức được thực hiện hết sức tinh vi và khó nhận ra. Dưới đây là một số hình thức rửa tiền được sử dụng phổ biến.

2.1 Rửa tiền thông qua các giao dịch đổi tiền mặt

Đây được xem là phương thức rửa tiền thông dụng và phổ biến nhất của tội pạm hiện nay, theo đó, lợi dụng nhu cầu sử dụng tiền mặt, các đối tượng tiến hành đổi tiền từ đồng tiền quốc gia này sang quốc gia khác.

2.2 Rửa tiền thông qua việc mua kim loại quý

Với phương thức này, các đối tượng sử dụng đồng tiến có được trái pháp luật để mua các kim loại quý như vàng, bạc, kim cương,… Đây cũng được coi là phương thức rửa tiền thông dụng bởi có thể mua ở bất cứ đâu trên thế giới.

Các đối tượng thường chia nhỏ khoản tiền để mua kim loại quý tại nhiều địa điểm khác nhau nhằm tránh sự nghi ngờ của cơ quan pháp luật.

2.3 Rửa tiền thông qua đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, gửi tiết kiệm

Hình thức rửa tiền thông qua đầu tư vào trái phiếu, gửi tiết kiệm… lại được xem là hình thức rửa tiền tương đối tinh vi. Các đối tượng sau một thời gian gửi tiền đầu tư sẽ rút ra và sử dụng như một khoản tiền hợp pháp.

2.4 Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng ngầm

Ngân hàng ngầm là những công ty, tổ chức vốn không phải là ngân hàng nhưng lại có hoạt động và chức năng gần giống như chức năng của một ngân hàng truyền thống.

Hiện nay, ngân hàng này hoạt động trên khắp thế giới với dịch vụ rẻ hơn, kín đáo hơn các ngân hàng chính thống, do đó giúp cho các giao dịch rửa tiền được thực hiện một cách dễ dàng hơn.

 

 

3. Hành vi rửa tiền để lại những hậu quả gì?

Rửa tiền là gì và hậu quả của hoạt động rửa tiền thế nào đều là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Với sự biến hóa “tiền sạch” thành “tiền bẩn”, hành vi rửa tiền để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với nền kinh tế nói chung và với hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng.

3.1 Đối với kinh tế nói chung

Việc hợp pháp hóa tiền, tài sản bất hợp pháp thành hợp pháp có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Hoạt động rửa tiền sẽ có khả năng làm đột biến trong cầu tiền tệ và sự bất ổn định lãi suất cũng như tỷ giá hối đoái, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Thậm chí, tình trạng này ếu kéo dài sẽ làm mất đi hiệu lực chính sách tiền tệ trong nước.

Bên cạnh đó, hoạt động rửa tiền còn làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế do tác động tiêu cực đến hướng đầu tư với rủi ro cao.

Tiền từ các hoạt động rửa tiền sẽ không được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực phục vụ cho phát triển kinh tế hay các lĩnh vực kinh doanh đem lại nhiều giá trị gia tăng và tỷ suất sinh lời cao. Thay vào đó, tiền này thường được đầu tư vào các tài sản khó nhận diện như: góp vốn vào các công ty, mua các loại hàng hóa đắt đỏ…

3.2 Đối với hệ thống tài chính - ngân hàng

Hoạt động rửa tiền tác động đặc biệt mạnh mẽ đến hệ thống tài chính - ngân hàng. Theo đó, các tội phạm rửa tiền sẽ gây ra bất ổn hệ thống ngân hàng, làm mất uy tín, giảm chất lượng đội ngũ nhân viên, gây mất cân bằng cơ cấu nợ và tài sản của các ngân hàng…

Không chỉ vậy, sự xuất hiện của các tổ chức tài chính với vai trò làm “bình phong” sẽ gây mất ổn định cho hệ thống tài chính, khiến hoạt động của các tổ chức tài chính gặp vấn đề nghiêm trọng và bị suy yếu.



4. Trách nhiệm hình sự với hành vi rửa tiền thế nào?

Rửa tiền là một trong những hành vi xâm phạm trật tự công cộng. Theo đó, nếu thực hiện hành vi rửa tiền, cá nhân, pháp nhân thương mại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội rửa tiền.

Tội rửa tiền được quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015sửa đổi bổ sung 2017. Trong đó, các mức phạt được quy định riêng cho cá nhân và pháp nhân khi phạm tội. Cụ thể:

4.1 Trách nhiệm hình sự đối với cá nhân

Hình phạt chính

- Khung 01:

Phạt tù từ 01 - 05 năm nếu thực hiện một trong các hành vi:

  • Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
  • Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có vào việc kinh doanh hoặc hoạt động khác;
  • Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
  • Thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

- Khung 02:

Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 50 - dưới 100 triệu đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 03:

Phạt tù từ 10 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500 triệu đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

Ngoài ra, với người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4.2 Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

Với pháp nhân thương mại phạm tội rửa tiền bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 01 - 05 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự.

- Phạt tiền từ 05 - 10 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 324 Bộ luật Hình sự.

- Phạt tiền từ 10 - 20 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 01 - 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 324 Bộ luật Hình sự.

- Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

  • Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường; hoặc
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 01 - 05 tỷ đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm.

Trên đây là quy định về: Rửa tiền là gì? Tội rửa tiền bị xử lý như thế nào? Nếu còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HANEL để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay790
  • Tháng hiện tại13,012
  • Tổng lượt truy cập788,492

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây