Mid-page advertisement

Tội phạm trốn ra nước ngoài thì giải quyết thế nào?

Thứ tư - 14/12/2022 03:40
Tội phạm trốn ra nước ngoài thì giải quyết thế nào?
Tội phạm trốn ra nước ngoài thì giải quyết thế nào?

Nhiều kẻ phạm tội thường tìm cách bỏ trốn ra nước ngoài nhằm trốn tránh bị xét xử. Thế nhưng khi trốn ra nước ngoài thì vẫn có thể bị truy nã và dẫn độ về nước để giải quyết. Vậy quy định về việc truy nã quốc tế và dẫn độ tội phạm về nước như thế nào?


1. Truy nã quốc tế (lệnh truy nã đỏ) là như thế nào?

Công dân Việt Nam, phạm tội tại Việt Nam, khi có hành vi trốn hoặc không biết rõ người này đang ở đâu thì theo khoản 1 Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã. Lệnh truy nã này có phạm vi áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp có căn cứ hoặc bị nghi ngờ có dấu hiệu bỏ trốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Cơ quan điều tra cùng với các cơ quan có thẩm quyền, phối kết hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã đỏ dựa trên một lệnh bắt giữ hoặc một tuyết định tư pháp hợp lệ. Lệnh truy nã đỏ có phạm vi áp dụng toàn thế giới với mục đích thông báo cho các quốc gia thành viên về tình trạng truy nã của một tội phạm hoặc nghi phạm.

Lưu ý: Lệnh truy nã đỏ không phải lệnh bắt giữ quốc tế, không ép buộc bất kỳ một quốc gia nào bắt giữ một cá nhân là đối tượng của lệnh truy nã đỏ. Do đó, việc bắt giữ, dẫn độ tội phạm phụ thuộc vào sự thiện chí của quốc gia thành viên.

2. Quy trình ban hành lệnh truy nã đỏ?

Lệnh truy nã đỏ được ban hành theo trình tự như sau:

– Bước 1: Quốc gia thành viên đưa ra yêu cầu

Cảnh sát của quốc gia thành viên gửi yêu cầu về một lệnh truy nã đỏ thông qua việc cung cấp thông tin về vụ việc.

Yêu cầu được gửi thông qua văn phòng hay trung tâm Interpol ở quốc gia thành viên. Tại Việt Nam, Văn phòng INTERPOL Việt Nam là đơn vị trực thuộc Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

– Bước 2: Gửi yêu cầu đến Tổng thư ký Interpol xem xét, quyết định

Yêu cầu về lệnh truy nã đỏ sẽ được Tổng thư ký Interpol xem xét, kiểm tra và chuyển cho các chuyên gia pháp lý của Interpol thẩm định trong vòng một tuần.

– Bước 3: Ban hành lệnh truy nã đỏ

Sau khi Tổng thư ký Interpol ký duyệt ban hành, lệnh truy nã đỏ sẽ được thông báo tới các quốc gia thành viên trên hệ thống mạng của Interpol

3. Đưa người phạm tội về nước thế nào?

Khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007 định nghĩa dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

Ngoài ra theo điểm a khoản 2 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007 quy định cho phép cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.

Trên nguyên tắc chủ quyền thì mọi quốc gia đều có thẩm quyền pháp lý đối với người dân trong biên giới. Do đó, việc dẫn độ cần phải tuân theo nguyên tắc, trình tự và nội dung đã thống nhất thỏa thuận trong:

- Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam với nước đó

- Hiệp ước tương trợ tư pháp về hình sự

- Thỏa thuận giữa các quốc gia là thành viên của tổ chức Interpol

Như vậy, khi một tội phạm trốn ra nước ngoài thì vẫn có thể bị truy nã và dẫn độ về nước để thực hiện xét xử và thi hành án theo pháp luật Việt Nam.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay863
  • Tháng hiện tại12,212
  • Tổng lượt truy cập926,194

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây