Theo khoản 4, Điều 3, Luật Việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN. Trợ cấp thất nghiệp là một trong 4 chế độ của BHTN. Như vậy, có thể hiểu trợ cấp thất nghiệp là một khoản tiền mà cơ quan BHXH phải trả nhằm hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Hiện nay, theo khoản 1, Điều 49, Luật Việc làm năm 2013, các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Luật Việc làm năm 2013 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 16-11-2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015. Qua quá trình triển khai thực hiện, Luật Việc làm đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế. Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) để lấy ý kiến.
Theo Dự thảo đề cương Luật Việc làm sửa đổi, các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Hiện nay, theo khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Như vậy, Dự thảo đề cương Luật Việc làm sửa đổi đã bổ sung trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tác giả: Biên tập 1
Nguồn tin: Tổng hợp
Những tin mới hơn
Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh
Văn phòng TT Vân Đình