Mid-page advertisement

Từ chối đi công tác xa có đến mức bị sếp sa thải?

Thứ năm - 24/11/2022 03:03
Để công việc kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi, nhiều khi doanh nghiệp cũng cần điều động nhân sự đi công tác để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu công ty cử đi công tác quá xa mà người lao động từ chối thì liệu có bị sa thải?
Từ chối đi công tác xa có đến mức bị sếp sa thải?
Từ chối đi công tác xa có đến mức bị sếp sa thải?

Người lao động có được từ chối đi công tác xa không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có nghĩa vụ tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Trong khi đó, khi giao kết hợp đồng lao động, các bên cũng đã phải thỏa thuận rõ ràng về công việc và địa điểm làm việc.

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH cũng có hướng dẫn về nội dung này như sau:

3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:

a) Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;

b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.

Theo đó, nếu các bên đã có thỏa thuận trước về việc công việc phải đi công tác xa trong hợp đồng lao động thì người lao động có trách nhiệm phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đó.

Tuy nhiên để bảo vệ lao động nữ trong thời gian thực hiện thiên chức làm mẹ, khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định:

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Như vậy, có hai trường hợp người lao động được quyền từ chối đi công tác xa bao gồm:

- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Nếu cố tình ép người lao động đi công tác xa trong 02 trường hợp trên, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).


Công ty có được sa thải nhân viên vì “từ chối đi công tác xa”?

Như đã phân tích, nếu công việc mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng có tính chất linh hoạt, cần thay đổi nhiều địa điểm khác nhau thì khi công việc yêu cầu, người lao động sẽ phải thực hiện nhiệm vụ mà công ty giao cho.

Nếu từ chối đi công tác, người lao động có thể bị xem xét là vi phạm nội quy lao động của công ty. Căn cứ mức độ vi phạm và quy định về xử lý kỷ luật lao động tại nội quy của công ty mà người lao động có thể bị xử lý kỷ luật theo các hình thức như:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

Riêng với biện pháp sa thải, Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ, hình thức này chỉ áp dụng với những người lao động có hành vi vi phạm sau:

STT


 

Hành vi vi phạm đến mức bị sa thải

1

Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc.

2

Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.

3

Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.

4

Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.

Đối chiếu với bảng trên, có thể thấy, hành vi từ chối đi công tác xa không thuộc các nhóm hành vi bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định. Do đó, người sử dụng lao động không được lấy lý do là người lao động “từ chối đi công tác xa” để ra quyết định sa thải đối với người lao động đó.

Nếu cố tình thực hiện, công ty sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, ngoài việc phải nhận người lao động trở lại làm việc, công ty còn phải trả lương, đóng bảo hiểm cho những ngày người lao động không được làm việc; đồng thời còn phải bồi thường ít nhất 02 tháng tiền lương cho người lao động.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,308
  • Tháng hiện tại51,675
  • Tổng lượt truy cập1,006,108

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây