Giấy mời và giấy triệu tập của Công an khác nhau như thế nào?

Thứ năm - 20/10/2022 23:50
Việc triệu tập chỉ có thể xảy ra khi có vụ án, tức là có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xác định rõ ai là bị can, ai là người biết sự việc.
Giấy mời và giấy triệu tập của Công an khác nhau như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong quá trình điều tra, Công an cũng có thể yêu cầu người dân đến và hợp tác thông qua giấy mời hoặc giấy triệu tập. Giấy mời và giấy triệu tập là hai loại giấy có bản chất khác nhau.

 

Giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan Công an, Tòa án hay nói chung là các cơ quan tiến hành tố tụng mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được giấy mời của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.

Do đó, đối với giấy mời, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Vì là quyền nên việc không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu có điều kiện và thời gian, người nhận được giấy mời nên đến làm việc với đơn vị đã gửi giấy mời để biết rõ được mình có liên quan như thế nào đến vụ việc.

Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ tố tụng (bắt buộc).

Như vậy, việc triệu tập chỉ có thể xảy ra khi có vụ án, tức là có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xác định rõ (Tư cách tham gia tố tụng), ai là bị can (nghi can), ai là người biết sự việc (làm chứng)…

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ngay khi có đơn tố cáo, tin báo tội phạm là lập tức những đối tượng bị tình nghi, người làm chứng bị triệu tập một cách cấp tập là không đúng luật. Trong trường hợp này, Điều tra viên chỉ có thể dùng giấy mời công dân đến làm việc, vì là mời nên không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, do đó cũng không có quyền áp giải. Còn khi đã khởi tố vụ án thì triệu tập sẽ mang tính bắt buộc thực hiện, nếu không sẽ bị áp giải, thậm chí tống giam (nếu là bị can được tại ngoại).

 

Tác giả: Biên tập 1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay2,088
  • Tháng hiện tại41,177
  • Tổng lượt truy cập582,367
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây