Theo quy định tại khoản 12 Tiêu chuẩn PCCC đối với nhà cao tầng (TCVN 6160:1996) thì nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống báo cháy. Tùy thuộc vào tính chất sử dụng của tòa nhà mà doanh nghiệp thiết kế hệ thống báo cháy cho phù hợp. Khi thiết kế hệ thống báo cháy phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Phát hiện cháy nhanh;
- Chuyển tín hiệu rõ ràng;
- Đảm bảo độ tin cậy.
Trong trường hợp hệ thống báo cháy liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để dập tắt đám cháy kịp thời.
Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 5738:2021.
Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất 2 lần/năm. Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự đồng được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống (khoản 6 Tiêu chuẩn TCVN 3890:2009).
Tại khoản 5 Tiêu chuẩn TCVN 3890:2009 quy định tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.
Các bình chữa cháy tự động được trang bị cho các khu vực có nguy hiểm cháy không thường xuyên có người hoặc con người không thể đi vào được. Bố trí bình chữa cháy tự động phù hợp với diện tích bảo vệ và chiều cao treo hoặc đặt của từng loại bình.
Việc bố trí bình chữa cháy phải đảm bảo 50 – 150 m2/bình. Toàn bộ những khu vực có khả năng cháy nổ đều phải được trang bị bình chữa cháy. Những nơi được trang bị hệ thống chữa cháy tự động cũng cần được lắp đặt thêm bình chữa cháy xách tay để đảm bảo an toàn tối đa khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Trong nhà cao tầng phải có ít nhất 02 lối thoát nạn để bảo đảm có người thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.
Trường hợp diện tích mỗi tầng lớn hơn 300 m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn.
Trường hợp diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300 m2 thì doanh nghiệp có thể thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía bên kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài (khoản 8 Tiêu chuẩn TCVN 6160:1996).
Lưu ý: Ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.
Bên cạnh đó, các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao PCCC lớn hơn 15 m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc cửa với kính cường lực.
Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy (khoản 3.2.11 Quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD).
Theo quy định tại khoản 7 Tiêu chuẩn PCCC đối với nhà cao tầng TCVN 6160:1996 thì doanh nghiệp phải bố trí diện tích trống trước lối ra ở tầng I (tầng trệt), mục đích là khi xảy ra tình huống bất ngờ thì tất cả nhân viên đều có thể an toàn chạy thoát.
Đồng thời, doanh nghiệp phải thiết kế nội thất, không gian an toàn trong tòa nhà theo Tiêu chuẩn TCVN 2622:1995.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải bố trí 1 – 2 họng nước chữa cháy tại các điểm trong tòa nhà với lưu lượng nước chảy 2.5 lít/giây, họng nước có độ cao 1,25m so với bề mặt sàn. Những họng nước chữa cháy phải được đặt ngay lối đi, ở sảnh, hàng lang, các vị trí dễ dàng sử dụng.
Từng họng chữa cháy phải được trang bị van khóa, lăng phun nước và cuộn vòi mềm theo đúng chiều dài đã được thiết kế đáp ứng TCVN 2622:1995.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Hanel liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của Hanel sẽ hữu ích cho Qúy Khách.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hỗ trợ, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Đơn vị: Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel (VPLS Hanel)
Địa chỉ: Tầng 2 số 39 Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 098.999.2007 – 024.66514061
Email: vanphongluatsuhanel@gmail.com
Tác giả: Biên tập 1
Nguồn tin: Tổng hợp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh
Văn phòng TT Vân Đình