Mid-page advertisement

Xây nhà mới có tường chung, xử lý thế nào cho đúng luật?

Thứ năm - 22/12/2022 02:18
Xây nhà mới có tường chung, xử lý thế nào cho đúng luật?
Xây nhà mới có tường chung, xử lý thế nào cho đúng luật?

Xử lý tường chung khi xây nhà là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân bởi việc sử dụng chung tường với nhà liền kề hiện nay rất phổ biến. Bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sưu Hanel sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 MỤC LỤC BÀI VIẾT 

1. Thế nào là nhà chung tường?

Hình thức nhà tường chung đã xuất hiện từ rất lâu, đặc biệt là ở các thành thị nơi dân cư đông đúc. Nhà tường chung là những ngôi nhà liền kề nhau và có chung một bức tường. Mục đích xây dựng nhà chung tường nhằm giảm bớt chi phí xây dựng cho chủ đầu tư, tiết kiệm thời gian xây dựng, đồng thời tăng tối đa diện tích khi sử dụng. Đây cũng chính là những lý do mà các cá nhân, hộ gia đình hay lựa chọn hình thức nhà tường chung.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nêu trên, việc xây nhà có tường chung cũng gặp một số rủi ro như: Nền móng của ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây ra tình trạng sụt, lở móng…; gặp nhiều khó khăn trong việc mua bán, sang nhượng nhà lại cho người khác, gây ra nhiều thủ tục phức tạp…; trong nhiều trường hợp xây nhà dễ xảy ra tranh chấp…

Xây nhà mới có tường chung là vấn đề được nhiều người quan tâm (Ảnh minh họa)    

2. Sử dụng tường chung thế nào cho đúng luật?

Tại Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản như sau:

- Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

- Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản, những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể;

- Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trường hợp chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

- Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
- Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Khi xây, sử dụng nhà có tường chung, các cá nhân, hộ gia đình cần lưu ý những nguyên tắc nêu trên để tránh xảy ra tranh chấp về sau.

3. Xây nhà có tường chung, có quyền tháo dỡ không?

Như đã phân tích ở phần trước, trường hợp mốc giới ngăn cách là tường chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới có thể coi là sở hữu chung nếu được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu.

Đặc biệt, đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường hay dỡ bỏ, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Như vậy, khi xây nhà có tường chung, cá nhân, hộ gia đình không có quyền đục lỗ, trổ cửa sổ hay tháo dỡ nếu không được chủ sở hữu - người tạo nên đồng ý.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập3
  • Hôm nay938
  • Tháng hiện tại12,287
  • Tổng lượt truy cập926,269

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây