Theo đó, mục tiêu tổng quát của đề án:
- Khẳng định vị trí, chức năng của Học viện Tư pháp là trung tâm lớn về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
- Đến năm 2030, Học viện Tư pháp thực sự trở thành trung tâm lớn, có uy tín trong đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế ở Việt Nam và có vị trí trong khu vực.
Đề án có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Về chỉ tiêu đào tạo:
+ Đào tạo nghề luật sư: 2.000 người/năm, trong đó đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế: 100 - 150 người/năm, đào tạo nghề luật sư chất lượng cao: 120 - 200 người/năm.
+ Đào tạo nghề công chứng: 1.000 người/năm, trong đó đào tạo nghề công chứng chất lượng cao: 100 - 150 người/năm.
+ Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư: 200 người/năm.
+ Đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự: 150 người/năm.
+ Đào tạo nghề đấu giá: 100 người/năm.
+ Đào tạo nghề thừa phát lại: 100 người/năm.
+ Thí điểm đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại: Từ năm 2023 đến năm 2025 mỗi năm 50 - 60 người.
- Về chỉ tiêu bồi dưỡng:
+ Bồi dưỡng cho luật sư: 300 người/năm.
+ Bồi dưỡng cho công chứng viên: 300 người/năm.
+ Bồi dưỡng cho thừa phát lại: 50 người/năm.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án cho kế toán nghiệp vụ thi hành án: 100 người/năm.
+ Bồi dưỡng cho công chức tư pháp - hộ tịch: 200 người/năm.
+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức: 1.150 người/năm.
+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức: 50 người/năm.
+ Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý: 500 người/năm.
+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm: 1.600 người/năm.
+ Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp luật, pháp chế của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp trên địa bàn cả nước: 1.000 người/năm.
+ Bồi dưỡng tiếng Anh pháp lý cho các chức danh tư pháp, công chức, viên chức và theo nhu cầu xã hội: 100 - 150 người/năm.
Nghiên cứu mở rộng bồi dưỡng trọng tài viên thương mại, hòa giải viên thương mại và các chức danh bổ trợ tư pháp khác.
- Về chỉ tiêu đào tạo:
+ Đào tạo nghề luật sư: 1.000 - 1.500 người/năm, trong đó đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế: 200 người/năm, đào tạo nghề luật sư chất lượng cao: 500-700 người/năm.
+ Đào tạo nghề công chứng: 600 - 800 người/năm, trong đó đào tạo nghề công chứng chất lượng cao: 200 - 300 người/năm.
+ Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự; đào tạo nghề đấu giá; đào tạo nghề thừa phát lại bảo đảm chỉ tiêu tối thiểu như giai đoạn 2022 - 2025; triển khai đào tạo chất lượng cao ở tất cả các chương trình đào tạo này.
+ Đào tạo 09 chức danh mới (thẩm tra viên thi hành án dân sự, thư ký thi hành án dân sự, đăng ký viên giao dịch bảo đảm, trợ giúp viên pháp lý, thư ký nghiệp vụ thừa phát lại, trọng tài viên thương mại, hòa giải viên thương mại, công chức tư pháp - hộ tịch, quản tài viên): mỗi chức danh 50 - 100 người/năm.
+ Đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại: 100 người/năm.
- Về chỉ tiêu bồi dưỡng: Giữ vững các chỉ tiêu bồi dưỡng như giai đoạn 2022 - 2025.
Tác giả: Biên tập 1
Nguồn tin: Tổng hợp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh
Văn phòng TT Vân Đình