Mid-page advertisement

Quy định về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP

Thứ hai - 24/10/2022 06:20
tải xuống (1)
tải xuống (1)

1. Đầu tư dự án PPP là gì?

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

(khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020)

2. Khi nào điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP?

Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 18 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020  quy định về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP như sau:

- Chủ trương đầu tư dự án PPP được điều chỉnh khi thay đổi mục tiêu, địa điểm, quy mô, loại hợp đồng dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên hoặc tăng giá trị vốn nhà nước trong dự án PPP trong các trường hợp sau đây:

+ Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng;

+ Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi;

+ Khi điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP là cấp quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Trình tự trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định Điều 13 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 đối với nội dung điều chỉnh.

3. Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư

Tại khoản 4 Điều 18 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư bao gồm:

(1) Tờ trình đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư;

(2) Nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

(3) Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

(4) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.

4. Thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư

Tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 29 Nghị định 29/2021/NĐ-CP  quy định về hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư như sau:

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Nghị định 29/2021/NĐ-CP để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định 29/2021/NĐ-CP.

Bước 3: Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập.

Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.

5. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án

Tại Điều 30 Nghị định 29/2021/NĐ-CP  quy định về nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án như sau:

Các nội dung Điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư tương ứng với các nội dung thẩm định theo quy định Điều 18 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, cụ thể:

- Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định.

- Việc đáp ứng các tiêu chí xác định dự án là dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.

- Sự phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020. 

- Sự phù hợp với căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

- Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

- Đánh giá về mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác.

- Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.

- Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư.

- Đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư.

- Đánh giá về việc xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án.

- Đánh giá về phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có).

- Đánh giá sơ bộ hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án; tác động của dự án đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư.

- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP.

- Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.

- Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước.

- Đánh giá về hình thức quản lý dự án.

- Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

Tác giả: Biên tập 1

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay995
  • Tháng hiện tại12,344
  • Tổng lượt truy cập926,326

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây