Mid-page advertisement

THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Thứ sáu - 21/10/2022 05:26
Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.
Khai nhận di sản thừa kế
Khai nhận di sản thừa kế
Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.

1/ Các giấy tờ cần xuất trình
  1.  Giấy tờ của những người hưởng di sản
  •  Phiếu yêu cầu công chứng
  •  CMND; hộ khẩu; hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) của những người thuộc diện hưởng thừa kế
  •  Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế (Giấy khai sinh/ Sơ yếu lý lịch có công chứng/ Giấy đăng kí kết hôn)
  •  Văn bản từ chối nhận di sản của người thuộc diện hưởng di sản (nếu có)
  •  Giấy ủy quyền, HĐ ủy quyền của những người thuộc diện hưởng thừa kế (nếu có)
  •  Giấy chứng tử của những người thuộc diện hưởng thừa kế (nếu có)
  1.  Giấy tờ của người để lại di sản
  •  Giấy chứng tử của người để lại di sản (Giấy tờ chứng minh người đó đã chết)
  •  Giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản.
 
2/ Trình tự thực hiện khai nhận di sản thừa kế
     * Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng
     Người hưởng di sản nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng
 
    * Bước 2: Niêm yết
    Tổ chức hành nghề công chứng phải niêm yết về việc việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày:
    +) Trường hợp di sản bao gồm cả BĐS và động sản hoặc chỉ gồm BĐS: niêm yết tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản hoặc nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng thị niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng và UBND cấp xã nơi có bất động sản của người chết.
    +) Trường hợp di sản chỉ gồm động sản: UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng hoặc nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người chết.
 
    * Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế
    Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào (đã có xác nhận của UBND phường, xã) thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế
    Người thừa kế duy nhất hoặc những người đồng thừa kế đọc  văn bản khai nhận di sản thừa kế, nếu thống nhất về nội dung thì kí vào văn bản dưới sự chứng kiến của công chứng viên đồng

     Thông tin chi tiết về Dịch vụ trên, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
     Đơn vị:       Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel (VPLS Hanel)
     Địa chỉ:       Tầng 2 số 39 Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội.
     Điện thoại:  098.999.2007 – 04.66514061
     Email:         luatsu.vanphong8@gmail.com

Tác giả: Biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay654
  • Tháng hiện tại57,486
  • Tổng lượt truy cập878,245

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây