Mid-page advertisement

Những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm về Luật sở hữu trí tuệ?

Thứ sáu - 07/06/2024 03:30
Những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm về Luật sở hữu trí tuệ?

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nào bị xử phạt vi phạm hành chính?

Căn cứ theo Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Theo đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội.

- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Có bao nhiêu loại hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ?

Theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ cụ thể như sau"

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
1. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
3. Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó và việc gắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.
4. Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan.

Đồng thời, tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định về một số loại hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.

Như vậy, theo quy định trên thì có 03 loại hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, bao gồm:

- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

- Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý.

- Hàng hóa sao chép lậu.

Chủ thể có quyền áp dụng các biện pháp nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình?

Căn cứ theo Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 10 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 và được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 76 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về chủ thể có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

- Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

 

Tác giả: Hanel Ứng Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,705
  • Tháng hiện tại24,728
  • Tổng lượt truy cập800,208

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây