Người đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Thứ năm - 22/12/2022 22:46
Người đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Người đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Người đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 2, điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau:

Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Theo quy định trên thì hành vi đánh bạc trái phép của đối tượng A bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đối với hành vi dùng nhà, chỗ ở của mình để chứa chấp việc đánh bạc thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với từng hành vi nêu trên.

Và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình thì có bị xử lý cả 3 hành vi trên không?

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
...
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
...

Theo quy định trên, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là hành vi đánh bạc trái phép, rủ rê, lôi kéo người khác để đánh bạc trái phép và dùng nhà, chỗ ở của mình để chứa chấp việc đánh bạc thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.

Như vậy, đối tượng A đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình có thể bị phạt tiền từ 11 triệu đến 22 triệu đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình không?

Căn cứ khoản 2 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...

Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội, trong đó có hành vi đánh bạc trái phép nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,566
  • Tháng hiện tại40,655
  • Tổng lượt truy cập581,845
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây