Mid-page advertisement

Nghị định 74/2024/NĐ-CP chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024? Lương tối thiểu vùng tăng cao nhất 280.000 đồng mỗi tháng?

Thứ năm - 04/07/2024 22:54

          Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP  Tải về tăng 6% lương tối thiểu tháng và giờ, căn cứ trên đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng áp dụng từ ngày 1/7/2024 như sau:
Tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
Vùng I    : 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng)
Vùng II : 4.410.000 (tăng 250.000 đồng)
Vùng III: 3.860.000 (tăng 220.000 đồng)
Vùng IV: 3.450.000 (tăng 200.000 đồng)

Theo đó, mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày 1/7/2024 tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Bên cạnh việc tăng mức lương tối thiểu tháng theo vùng thì cũng có sự điều chỉnh vùng để phù hợp với việc cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024. Khi điều chỉnh vùng thì mức lương tối thiểu tháng theo vùng cũng sẽ thay đổi, cụ thể như sau:
- Từ vùng II lên vùng I: tăng từ 4.160.000 đồng/tháng lên thành 4.960.000 đồng/tháng, tương ứng với mức tăng 19,23%.
- Từ vùng III lên vùng II: tăng từ 3.640.000 đồng lên 4.410.000 đồng/tháng, tức tăng thêm 770.000 đồng/tháng, tương ứng mức tăng 21,15%.
- Từ vùng IV lên vùng III: tăng từ 3.250.000 đồng lên thành 3.640.000 đồng/tháng, tương ứng mức tăng 18,77%.
Những đối tượng nào được tăng 6% lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
       Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP tăng 6% lương tối thiểu tháng và giờ, căn cứ trên đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
       Theo đó, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội (khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019).
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
...
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
...
Như vậy, việc tăng 6% lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2024 áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Có được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?
Tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, tuy nhiên mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
      Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị xử phạt theo quy định trên.
       Bên cạnh đó, người sử dụng lao động buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Tác giả: Hanel Ứng Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,705
  • Tháng hiện tại24,718
  • Tổng lượt truy cập800,198

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây