Mid-page advertisement

Chia thừa kế thế nào khi có một người không đồng ý?

Thứ năm - 01/12/2022 22:06
Chia thừa kế thế nào khi có một người không đồng ý?
Chia thừa kế thế nào khi có một người không đồng ý?
Thực tế không hiếm trường hợp các đồng thừa kế không thống nhất được về vấn đề chia di sản nên thường xảy ra rất nhiều tranh chấp. Một trong số đó là khi chia thừa kế nhưng có một người không đồng ý. Vậy giải quyết thế nào?
 

Để xem xét chia thừa kế khi có một người không đồng ý thì cần xem xét hai trường hợp: Người để lại di sản thừa kế có di chúc và không có di chúc. Cụ thể như sau:


Chia thừa kế theo di chúc khi có một người không đồng ý

Điều 624 Bộ luật Dân sự định nghĩa về di chúc như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Theo đó, người để lại di chúc sẽ có toàn quyền quyết định việc để lại tài sản thừa kế cho ai. Người nhận thừa kế trong trường hợp này có thể là người thừa kế theo các hàng thừa kế của người để lại di chúc (có quan hệ vợ/chồng, quan hệ huyết thống) hoặc là bất cứ ai mà người để lại di chúc muốn để lại di sản của mình.

Đây cũng là quy định được nêu tại Điều 626 Bộ luật Dân sự về quyền của người lập di chúc: Chỉ định hoặc truất quyền hưởng thừa kế của người thừa kế, phân chia di sản theo từng phần cho từng người thừa kế… Đặc biệt, những nội dung này đều phải được thể hiện trong bản di chúc mà người này lập.

Lưu ý: Người này có quyền để lại di chúc cho bất cứ ai tuy nhiên, để di chúc có hiệu lực, người hưởng di sản thừa kế được nhận di sản thì di chúc đó phải hợp pháp theo các điều kiện nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự gồm:

- Về nội dung: Không vi phạm điều cấm của Luật, không trái với đạo đức của xã hội.

- Về hình thức: Không trái quy định.

- Về người lập di chúc: Người lập di chúc hay người để lại di sản thừa kế phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập và không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép để hoặc không để di sản thừa kế của mình cho người khác.

- Một số yêu cầu về bản di chúc: Có thể được lập thành văn bản hoặc là di chúc miệng nếu không thể lập bằng văn bản, tính mạng của người lập di chúc bị đe doạ…; có thể công chứng, chứng thực hoặc không, gồm đầy đủ các nội dung cơ bản, nếu có nhiều trang thì phải đánh số trang và có chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc…

Do đó, có thể khẳng định, di chúc có hiệu lực chỉ phụ thuộc vào ý chí và mong muốn của người để lại di chúc mà không ai có thể can thiếp vào nội dung của di chúc đó ngoài người lập di chúc.

Đồng nghĩa, nếu di sản được chia theo di chúc hợp pháp thì chia thừa kế khi có một người không đồng ý thực hiện như sau:

- Nếu là người thừa kế khác (những người không có tên trong di chúc): Di chúc vẫn có hiệu lực.

- Nếu là người thừa kế được nhận di sản trong di chúc: Người này phải làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế trước khi di sản được phân chia và việc từ chối này không phải nhằm trốn trách nghĩa vụ tài sản với người khác.

 

Chia thừa kế theo pháp luật khi có một người không đồng ý

Ngoài chia thừa kế theo di chúc thì di sản còn được chia theo pháp luật. Trong đó, các trường hợp thừa kế được chia theo pháp luật được nêu tại Điều 650 Bộ luật Dân sự gồm:

- Di chúc không có hoặc không hợp pháp.

- Người được nhận thừa kế theo di chúc chết trước/cùng thời điểm với người lập di chúc; tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại khi mở thừa kế.

- Người được hưởng di snar theo di chúc nhưng không có quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản.

- Các phần di sản: Không được định đoạt trong di chúc; liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực…

Di sản được phân chia theo pháp luật sẽ được chia cho những người thừa kế cùng hàng tại Điều 651 Bộ luật Dân sự:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người cùng hàng thì hưởng phần di sản bằng nhau và chỉ khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai được hưởng di sản thì hàng thứ hai mới được hưởng.

Do đó, nếu xuất hiện tình huống có người không đồng ý khi chia thừa kế thì chia thừa kế khi có một người không đồng ý có thể thực hiện theo các cách sau đây:

- Không đồng ý tặng cho phần di sản cho người khác: Cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ/sổ hồng…) hoặc có thể thoả thuận về việc trả tiền cho phần di sản mà người đó được hưởng để những người còn lại được hưởng di sản (bao gồm cả phần của người không đồng ý).

Hai trường hợp này đều dựa hoàn toàn trên sự tự nguyện của các bên và do các bên cùng thoả thuận để đi đến thống nhất.

- Không đồng ý việc phân chia di sản thừa kế theo thoả thuận của các đồng thừa kế khác: Các đồng thừa kế khác có thể gửi yêu cầu khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi có di sản thừa kế theo Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trong trường hợp này, Toà án sẽ căn cứ vào di sản thừa kế, quy định về chia thừa kế, di chúc của người để lại di sản, sự thoả thuận của các đồng thừa kế… để đưa ra quyết định phân chia di sản thừa kế hợp lý nhất.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay830
  • Tháng hiện tại12,179
  • Tổng lượt truy cập926,161

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây