Mid-page advertisement

Khi nào phải trả nợ thay cho Chồng/ Vợ ?

Thứ sáu - 21/10/2022 03:16
Khi xã hội phát triển thì đồng nghĩa với việc các hệ lụy của nó. Việc làm ăn thành đạt hay thất bại cũng thường xuyên xảy ra, dẫn đến các nợ nần chồng chất.
Khi nào phải trả nợ thay cho chồng/vợ?
Khi nào phải trả nợ thay cho chồng/vợ?
Trên thực tế không hiếm những trường hợp khi chủ nợ đến nhà yêu cầu trả nợ, người vợ mới “té ngửa” khi biết chồng mắc nợ người ta hàng trăm triệu, có trường hợp lên tới hàng tỷ đồng. Người vợ hoang mang không biết mình có phải chịu trách nhiệm trả nợ cùng vợ hay không vì khoản nợ này vay trong thời kỳ hôn nhân. Hanel Law sẽ đưa ra quan điểm từ góc nhìn pháp lý đối với trường hợp này:

Thế nào là khoản nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện trong các trường hợp sau:
  • Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  • Giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24 (Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng), Điều 25 (Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh) và Điều 26 (Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng) của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp của bạn, nếu chồng bạn vay mượn tiền của người khác mà bạn không biết, không ký tên trên giấy vay nợ và người chồng cũng không chứng minh được số tiền này vay mượn để nhằm đáp ứng như cầu thiết yếu của gia đình như lo tiền học cho con, tiền sinh hoạt trong gia đình…thì đây được xác định là nợ riêng của chồng bạn. Trường hợp này bạn không có nghĩa vụ liên đới trả nợ do nó không phải là nợ chung trong thời kỳ hôn nhân.

Vậy vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ trong các trường hợp nào, thưa luật sư?
Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1/ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2/ Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3/ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4/ Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5/ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6/ Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, chỉ những khoản vay nợ thuộc 6 trường hợp nêu trên thì mới được coi là khoản nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và buộc cả hai người phải có nghĩa vụ cùng chi trả.

Như vậy, nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hỗ trợ, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Đơn vị:       Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel (VPLS Hanel)
Địa chỉ:       Tầng 2 số 39 Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại:  098 999 2007 – 024.66514061
Email:         vanphongluatsuhanel@gmail.com

Tác giả: Biên tập 1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập7
  • Hôm nay804
  • Tháng hiện tại13,026
  • Tổng lượt truy cập788,506

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây