Mid-page advertisement

Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Thứ hai - 21/11/2022 03:12
Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ là một trong những dạng của tranh chấp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), giấy tờ chứng nhận khác.
Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ như thế nào?

Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Từ quy định trên thì trong trường hợp tranh chấp liên quan đến xác định người có quyền sử dụng đất, lấn chiếm đất do không xác định được ranh giới thì được xem là tranh chấp đất đai. Các tranh chấp mà đương sự không cung cấp được Giấy chứng nhận hay những giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì được xem là tranh chấp đất đai không có sổ đỏ.

Người không có sổ đỏ có được yêu cầu giải quyết tranh chấp không?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì trường hợp người sử dụng đất không có sổ đỏ, họ có thể đưa ra những giấy tờ liên quan chứng minh cho việc sử dụng đất của mình, cụ thể là những giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 như sau:
  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Vậy theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì khi không có sổ đỏ mà có những giấy tờ liệt kê ở trên thì vẫn được lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp như:
  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Cho nên người không có sổ đỏ vẫn có quyền được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo các căn cứ phù hợp với quy định của pháp luật.

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất không có sổ đỏ

Khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định việc tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ sẽ được giải quyết dựa trên:
  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  • Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
  • Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ có bắt buộc phải hòa giải không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án thì:
  • Bắt buộc hòa giải: đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất.
  • Không bắt buộc hòa giải: đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,…
Vậy tranh chấp đất đai không có sổ đỏ sẽ không bắt buộc hòa giải nếu rơi vào trường hợp không bắt buộc hòa giải.

Trình tự giải quyết tranh chấp đất không có sổ đỏ

Hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi có đất (khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013Trường hợp 1: Hòa giải thành:
  • Các bên thống nhất được phương án giải quyết và được Ủy ban nhân dân xã ghi nhận vào trong Biên bản làm việc có sự xác nhận giữa các bên.
  • Nếu có sự thay đổi về diện tích, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã gửi công văn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét và giải quyết.
Trường hợp 2: Hòa giải không thành
  • Ủy ban nhân dân xã sẽ ghi nhận nội dung hòa giải không thành giữa các bên và sẽ đề cập trong Biên bản hòa giải.

Giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ tại Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì trình tự giải quyết tranh chấp được lựa chọn một trong hai cách sau để thực hiện: Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này:
  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Cách 2: Sau khi hòa giải không thành theo nội dung phân tích ở mục trên thì khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Luật sư tư vấn về tranh chấp đất đai không có sổ đỏ.

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay.
  • Tư vấn cách chứng minh nguồn gốc đất khi tranh chấp đất đai.
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chóng hiệu quả;
  • Tư vấn về các căn cứ cơ sở để tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn cách thu thập chứng cứ, đưa ra các phương án hòa giải tranh chấp đất đai
  • Soạn thảo đơn khởi kiện dân sự, đơn khiếu nại và các đơn từ tố tụng khác có liên quan;
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng thực hiện công việc trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai từ cấp xã phường đến Tòa án, Thi hành án đến khi giải quyết xong vụ việc;
  • Cử luật sư chuyên về đất đai nghiên cứu hồ sơ, tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hỗ trợ, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Đơn vị:       Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel (VPLS Hanel)
Địa chỉ:       Tầng 2 số 39 Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại:  098.999.2007 – 024.66514061
Email:         vanphongluatsuhanel@gmail.com

 

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập11
  • Hôm nay3,289
  • Tháng hiện tại19,416
  • Tổng lượt truy cập840,175

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây