Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, Văn phòng Luật sư Hanel xin có một số trao đổi cụ thể như sau:
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí (theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
Và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, Công ty Anh/Chị là chủ sở hữu của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nêu trên thì Công ty Anh/Chị và tác giả sẽ có các quyền tác giả liên quan như sau:
Thứ nhất, về quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005
Thứ hai, về quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005
Mặt khác, theo Khoản 2 Điều 20 và Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa, đổi bổ sung năm 2009 thì nếu có bất kỳ tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản nêu trên và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Trừ các trường hợp sau thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng tác phẩm đã công bố, cụ thể:
Như vậy, chỉ có tác giả và chủ sở hữu mới có các quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành. Đối với các cá nhân, tổ chức khác chỉ có quyền tác giả khi đã được sự cho phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Trong trường hợp này, nếu cá nhân hay tổ chức nào sử dụng tác phẩm mỹ thuật của Công ty Anh/Chị dưới mọi mọi hình thức mà gây phương hại đến danh dự và uy tín của Công ty Anh/Chị và tác giả thì Doanh nghiệp đó đã có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả theo quy định tại Khoản 5 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 đối với chủ sở hữu là Công ty Anh/Chị và tác giả.
Trên thực tế, có rất nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp sử dụng các hình ảnh, bản vẽ có thiết kế tương tự nhưng không có độ giống nhau chính xác tất cả các chi tiết. Chính vì vậy, để có thể đánh giá cá, nhân tổ chức đó có hành vi vi phạm đến quyền tác giả như đã phân tích ở trên hay không thì phải được giám định về sở hữu trí tuệ bởi tổ chức, cá nhân có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan theo quy định tại Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
[2]. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Nếu có đầy đủ cơ sở, tài liệu chứng cứ chứng minh rằng chủ sở hữu – Công ty Anh/Chị đang bị xâm phạm quyền tác giả bởi một cá nhân/tổ chức khác thì Công ty Anh/Chị và/hoặc tác giả có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự như sau:
Một là, biện pháp dân sự
Theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì Chủ sở hữu có thể khởi kiện yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Hai là, biện pháp hành chính
Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả, quyền liên quan quy định Cá nhân/tổ chức có hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm có thể bị xử phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Ngoài ra còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như:
Ba là, biên pháp hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự, cụ thể tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính thì tùy vào hành vi và mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Còn đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì tùy vào tính chất, mức độ có thể bị phạt tiền lên đến 3.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn lên đến 03 năm.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Chúng tôi liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật.
Hy vọng ý kiến tư vấn của Chúng tôi sẽ hữu ích cho Qúy Khách hàng.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hỗ trợ, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Đơn vị: Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel (VPLS Hanel)
Địa chỉ: Tầng 2 số 39 Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 098.999.2007 – 024.66514061
Email: vanphongluatsuhanel@gmail.com
Tác giả: Biên tập
Những tin mới hơn
Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh
Văn phòng TT Vân Đình