Trả lời:
Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Pháp Lý Hanel. Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, Luật Hanel có một số trao đổi như sau:
Căn cứ vào Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2020 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động như sau:
“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người sử dụng lao động không được giữ bản chính bằng của Quý Khách, hành vi đó là trái với quy định của pháp luật.
Căn cứ vào điểm d Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 thì Quý Khách có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong trường hợp “bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động”.
Đồng thời tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động nêu cụ thể như sau:
“2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp sau đây:
Như vậy, lý do chấm dứt hợp đồng lao động của Quý Khách là đúng với các quy định của pháp luật hiện nay. Do đó, Quý Khách có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Mặt khác tại Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, công ty có trách nhiệm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động phải thanh toán đầy đủ nợ lương cũng như trả lại các giấy tờ cho Quý Khách.
[2]. Xử phạt đối với hành vi giữ bằng của người lao động
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về vi phạm về giao kết hợp đồng lao động như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn