Nghỉ việc trước khi sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không? Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tại đâu?

Thứ năm - 27/10/2022 23:38
Nghỉ việc trước khi sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không? Tình huống: Vợ anh B dự sinh vào tháng 08/2022, đến tháng 6/2022 thì vợ anh B có ý định xin nghỉ việc luôn ở công ty, do đó chỉ đóng bảo hiểm đến hết tháng 06/2022. Vậy vợ anh B có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được thì cần các loại giấy tờ gì để đi làm chế độ thai sản?
Nghỉ việc trước khi sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không? Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tại đâu?
Nghỉ việc trước khi sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không?
Tình huống: Vợ anh B dự sinh vào tháng 08/2022, đến tháng 6/2022 thì vợ anh B có ý định xin nghỉ việc luôn ở công ty, do đó chỉ đóng bảo hiểm đến hết tháng 06/2022. Vậy vợ anh B có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được thì cần các loại giấy tờ gì để đi làm chế độ thai sản?

 

Nghỉ việc trước khi sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu thời gian đóng thai sản của vợ anh B đáp ứng điều kiện là đủ 06 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con thì vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản.
 

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ bao gồm những giấy tờ gì?

Tại khoản 1 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:

"1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này."

Như vậy, vợ chồng anh B cần đối chiếu với trường hợp của mình để chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định nêu trên để có thể được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
 

Nghỉ việc trước khi sinh con thì nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tại đâu?

Căn cứ theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:

"Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."

Theo đó, vì vợ anh B đã nghỉ việc trước khi sinh con nên phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

 

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,755
  • Tháng hiện tại43,001
  • Tổng lượt truy cập584,191
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây