Cha ruột vô ý đánh chết con bị xử lý ra sao theo quy định?

Thứ năm - 15/12/2022 03:00
Cha ruột vô ý đánh chết con bị xử lý ra sao theo quy định?
Cha ruột vô ý đánh chết con bị xử lý ra sao theo quy định?
Cha mẹ là người chăm sóc con cái; yêu thương con cái, bảo vệ con cái. Tuy nhiên thực tế có một trường hợp cha mẹ ruột vô ý gây ra cái chết cho con khi dạy dỗ con cái; dùng roi vọt hay các biện pháp bạo lực khác không may đã tước đi mạng sống của con cái mình. Vậy cha ruột vô ý đánh chết con bị xử lý ra sao theo quy định?. Hãy cùng Văn phòng Luật Sư HanelF tìm hiểu ngay sau đây.
 

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Cha ruột vô ý đánh chết con có thể cấu thành tội vô ý làm chết người

Vô ý làm chết người được hiểu là hành vi của một người không thấy trước được; không lường trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước; hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

Trường hợp cha đánh con vì bất cứ lý do nào nhưng chỉ để dạy dỗ, răn đe con không suy nghĩ trước được hành vi của mình sẽ tước đoạt tính mạng của con; vì vậy sẽ cấu thành tội vô ý làm chết người mà không phải tội giết người.Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người được quy định như sau:

– Chủ thể của tội phạm: Người từ đủ 16 tuổi trở lên và người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Khách thể của tội phạm: quyền sống của con người.

– Đối tượng tác động của tội phạm: con người.

– Mặt khách quan của tội phạm: được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Dấu hiệu bắt buộc đối với tội Vô ý làm chết người là gây nên hậu quả chết người. Mối quan hệ giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người phải là quan hệ nhân quả.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý; bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Vô ý vì quá tự tin là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Vô ý vì cẩu thả là người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp cha ruột vô ý đánh chết con

Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về mức phạt tù như sau:

“Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
 

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Như vậy trường hợp cha ruột vô ý đánh chết con; có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Quy định về tội vô ý làm chết người; do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính như sau:

– Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy người mà vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp; hoặc quy tắc hành chính thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Câu hỏi thường gặp

Vô ý làm chết người thì có được hưởng án treo không?

Khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì khi xử phạt tù với tội vô ý làm chết người. không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu đủ điều kiện xem xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì tòa án cho hưởng án treo.


Thế nào là cố ý phạm tội?

Có 2 trường hợp cố ý phạm: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra và người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.


Đe dọa giết người có bị phạt tù không?

Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về Tội đe dọa giết người thì người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập6
  • Hôm nay2,157
  • Tháng hiện tại41,280
  • Tổng lượt truy cập582,470
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây