Những quy định về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần phải biết

Thứ bảy - 26/08/2023 01:43
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Cơ sở pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN)
1. Khái niệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của LDN 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của LDN.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
- Cơ cấu tổ chức quản lý: Công ty có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Lưu ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của LDN 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của LDN 2020 phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.
- Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Một số quyền và nghĩa vụ của Bộ máy điều hành Công ty
3.1. Hội đồng thành viên
- Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
-  Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
+ Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phát hành trái phiếu;
+ Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;
+ Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
+ Quyết định mức lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
+ Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
+ Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
+ Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
+ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
+ Quyết định tổ chức lại công ty;
+ Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của LDN và Điều lệ công ty.
3.2. Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
+ Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
+ Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
+ Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
+ Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
- Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
3.3. Giám đốc, Tổng Giám đốc
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
+ Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
+ Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
+ Tuyển dụng lao động;
+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
4. Ưu điểm, nhược điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Ưu điểm Nhược điểm
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 46 LDN)
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 46 LDN), nên hạn chế được rủi ro của thành viên khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân, có nhiều chủ sở hữu hơn DNTN và công ty TNHH MTV nên có thể có nhiều vốn hơn. Do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp.
- Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn góp của thành viên; tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới (khoản 1 Điều 68 LDN) hoặc phát hành trái phiếu (khoản 4 Điều 46 LDN).
- Chế độ chuyển nhượng (Điều 52 LDN) và mua lại phần vốn góp (Điều 51 LDN) được quy định chặt chẽ nên nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Nên có thể tránh được tình trạng người lạ hoặc đối thủ muốn thâm nhập vào công ty.
- Số lượng thành viên bị hạn chế từ 02 đến 50 thành viên (khoản 1 Điều 46 LDN)
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 2TV trở lên chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật hơn so với DNTN, công ty hợp danh.
- Không được phát hành cổ phần (Khoản 3 Điều 46 LDN) cũng là một hạn chế cho việc huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: tổng hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay1,712
  • Tháng hiện tại40,801
  • Tổng lượt truy cập581,991
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây