Quy trình Tố tụng Trọng Tài Thương Mại (VIAC)

Thứ sáu - 21/10/2022 00:00
Theo Quy tắc tố tụng của VIAC, Hội đồng Trọng tài có thể gồm 3 trọng tài viên hoặc một trọng tài viên duy nhất. Nếu các bên không có thỏa thuận về việc vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài viên duy nhất thì vụ tranh chấp sẽ được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên.
Trọng tài và Tòa án
Trọng tài và Tòa án
  • Theo Quy tắc tố tụng của VIAC, Hội đồng Trọng tài có thể gồm 3 trọng tài viên hoặc một trọng tài viên duy nhất. Nếu các bên không có thỏa thuận về việc vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài viên duy nhất thì vụ tranh chấp sẽ được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên.
Các bên có thể tham gia trực tiếp tố tụng trọng tài hoặc ủy quyền cho người đại diện tham quá trình tố tụng tại VIAC.
  • Các bên được tự do thỏa thuận:

    - Địa điểm trọng tài;

    - Ngôn ngữ tố tụng trọng tài;

    - Luật áp dụng cho vụ tranh chấp.

    CÁC BƯỚC TỐ TỤNG

    1. Nguyên đơn nộp Đơn kiện, chỉ định trọng tài viên và nộp phí trọng tài

    Đơn kiện bao gồm ngày, tháng; tên và địa chỉ của các bên; tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; căn cứ pháp lý để khởi kiện; trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn; tên trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn.

    Đơn kiện và các tài liệu kèm theo phải được lập thành 5 bản (Đối với trường hợp Hội đồng Trọng tài có 3 Trọng tài viên), hoặc 3 bản (Đối với trường hợp Hội đồng Trọng tài có 1 Trọng tài viên).

    Khi nộp Đơn kiện, Nguyên đơn phải đồng thời nộp phí trọng tài.

    Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài.

    2. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

    VIAC kiểm tra sơ bộ về vấn đề thẩm quyền, thụ lý Đơn kiện và gửi thông báo cho Bị đơn.

    3. Bị đơn nộp Bản Tự bảo vệ và chỉ định trọng tài viên

    Bản tự bảo vệ gồm ngày tháng; tên và địa chỉ của Bị đơn; căn cứ pháp lý để tự bảo vệ; kiến nghị cụ thể của Bị đơn; tên trọng tài viên mà Bị đơn chọn. Ngoài ra, Bị đơn có thể nộp Đơn kiện lại hoặc đưa ra phản đối về vấn đề thẩm quyền. Trong trường hợp có Đơn kiện lại, Bị đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện lại trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài.

    Việc Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ sẽ không ngăn cản VIAC tiếp tục quá trình tố tụng trọng tài.

    Nếu Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ, hoặc Bản tự bảo vệ không đề cập đến việc chỉ định trọng tài viên, Chủ tịch VIAC sẽ chỉ định trọng tài viên cho Bị đơn.

    4. Hội đồng Trọng tài

    Chủ tịch Hội đồng Trọng tài sẽ được hai Trọng tài viên của Nguyên đơn và Bị đơn bầu hoặc do Chủ tịch VIAC chỉ định.

    5. Hội đồng Trọng tài xem xét giải quyết vụ tranh chấp

    Hội đồng Trọng tài quyết định cách thức tiến hành tố tụng trên cơ sở thỏa thuận trọng tài và Quy tắc tố tụng của VIAC. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài cũng xem xét yêu cầu của các Bên.

    Hội đồng Trọng tài nghiên cứu hồ sơ, có quyền xác minh sự việc, gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ.

    6. Hội đồng Trọng tài triệu tập các Bên đến phiên họp giải quyết vụ tranh chấp

    Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Nếu các bên không tham dự họp giải quyết vụ tranh chấp mà không có lý do chính đáng, Hội đồng Trọng tài vẫn có thể quyết định tiếp tục phiên họp và công bố Quyết định Trọng tài.

    7. Công bố Quyết định Trọng tài

    Quyết định Trọng tài được công bố sẽ có giá trị chung thẩm và ràng buộc đối với các Bên.

 

Tác giả: Biên tập 1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,152
  • Tháng hiện tại16,718
  • Tổng lượt truy cập602,585
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây