Thủ tục giải quyết bằng trọng tài Thương mại

Thứ sáu - 21/10/2022 21:35
Ngày nay, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được xem như phương thức phổ biến nhất, đặc biệt đối với các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế. Trọng tài không chỉ xét xử những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, mà thậm chí cả những tranh chấp giữa cá nhân với quốc gia hay quốc gia với quốc gia.
Thủ tục giải quyết bằng trọng tài Thương mại
“Trọng tài” là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, trong đó, các bên tham gia tranh chấp thống nhất tranh chấp phát sinh nếu có sẽ do một hoặc một số người (“trọng tài viên”, “Ủy ban trọng tài”) giải quyết, và quyết định của một hoặc một số người đó (“phán quyết”) có tính chất bắt buộc thực hiện. Có thể hiểu “trọng tài” một cách đơn giản là một biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính pháp lý, giống như việc kiện tụng ở tòa án, và hoàn toàn khác biệt với nhóm các biện pháp không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý như đàm phán, trung gian, điều tra và hòa giải.

Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất, với nhiều ưu điểm nổi bật như thời gian xử lý nhanh, trọng tài viên có trách nhiệm giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp, phán quyết của trọng tài là chung thẩm. Chính yếu tố nổi bật về thời gian xử lý tranh chấp nhanh đã dẫn đến pháp luật về trọng tài thừa nhận những yếu tố đặc thù của tố tụng trọng tài so với tòa án. Thí dụ phán quyết của trọng tài là chung thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị. Trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên có nhiều quyền định đoạt về việc được tự do lựa chọn trọng tài, quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành tố tụng trọng tài, quốc tịch của trọng tài viên…

Khi đã có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực… thì các bên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài.

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
  1. Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  2.  Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
  3.  Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
  4.  Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
  5.  Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
  6.  Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.

Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ (Theo Điều 35 Luật TTTM 2010)
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.

Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài
Thành phần Hội đồng trọng tài (Theo Điều 39 Luật TTTM 2010)
Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.

Bước 4: Hòa giải (Theo Điều 58 Luật TTTM 2010)
Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (Theo Điều 55 Luật TTTM 2010)
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.

Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. (Theo Điều 60 Luật TTTM 2010)

Chúng tôi mong muốn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thực sự chuyên nghiệp đối với mọi yêu cầu tư vấn pháp luật của Quý  khách hàng trong lĩnh vực doanh nghiệp. 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Đơn vị:        Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel (VPLS Hanel)
Địa chỉ:       Tầng 2 số 39 Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại:  098 999 2007 – 04.66514061
Email:         daoanhtu79@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Tác giả: Biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,661
  • Tháng hiện tại40,750
  • Tổng lượt truy cập581,940
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây